TÌM HIỂU VỀ BỘ NÃO

Hạt hòa bình Tốt cho não bộ

1. CẤU TẠO BỘ NÃO

Bộ não được hình thành từ các tế bào thần kinh và các tế bào đệm (còn gọi là tế bào thần kinh đệm).

  • Tế bào thần kinh – neuron thực hiện chức năng kích thích, dẫn truyền, gửi và nhận các tín hiệu, xung thần kinh.
  • Các tế bào thần kinh đệm làm nhiệm vụ cân bằng nội môi, nâng đỡ, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đi trong hệ thần kinh.
  • Số lượng tế bào thần kinh đệm nhiều hơn số lượng neuron thần kinh gấp khoảng 50 lần.
  •  Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất cơ thể và được biệt hóa cao.

Bao bọc bên ngoài bộ não là hộp sọ, bao gồm xương bản sọ kết hợp với các xương mặt tạo thành hộp sọ. Hộp sọ có chức năng bảo vệ não khỏi các tổn thương, tác động từ bên ngoài.

tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh- Thân và sợi nhánh của các neuron tạo thành chất xám.  Sợi trục cấu tạo chất trắng trong não.

CẤU TẠO CỦA NEURON – TẾ BÀO THẦN KINH

  • Mỗi Neuron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi.
  • Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục.
  • Dọc sợi trục có thể có những tế bào xchoan bao bọc tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh.
  • Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của Neuron này với sợi nhánh của Neuron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là xynap.
tế bào thần kinh
Cấu tạo tế bào thần kinh

CHỨC NĂNG CỦA NEURON

  • Chức năng cơ bản của neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Cụ thể:
    • Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát xung thần kinh.
    • Dẫn truyền là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều từ nơi phát sinh. Hay là tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục.
  • Neuron dẫn truyền xung thần kinh thông qua các chất dẫn truyền thần kinh, bằng các phản ứng hóa học, vật lý. Chi tiết tham khảo tại : Sự dẫn truyền thần kinh. 

2. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO NÃO BỘ

1. Đường glucozo

  • Bộ não được tạo thành từ một mạng lưới dày đặc các tế bào thần kinh hoạt động liên tục để duy trì các chức năng quan trọng.
  • Để duy trì hoạt động hằng ngày, não bộ cần nguồn năng lượng chính là glucose. Chất này được tổng hợp từ lượng đường và carbohydrate mà cơ thể nạp vào thông qua thực phẩm.

2. Chất béo

  • Bộ não con người có nồng độ các chất béo cao nhất trong cơ thể, có khoảng 60% là chất béo.
  • Omega-3 và Omega-6 là 2 chất béo thiết yếu cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, những chất này cơ thể không tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung thông qua con đường ăn uống.

3.  Lecithin và Phospholipid

  • Đây là 2 nguyên tố vi lượng giúp tạo bao myelin xung quanh các dây thần kinh để tăng cường khả năng truyền các tín hiệu chỉ đạo của não.
  • Ngoài ra, 2 chất này còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các tế bào thần kinh và ngăn ngừa ngưng kết tố tiểu cầu.

4. Chất đạm 

Acid amin là đơn vị cấu tạo của protein. Não bộ cần để chế tạo các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng. Hai loại acid amin quan trọng cho trí não là tryptophan và tyrosine.

  • Tryptophanlà tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể không tạo ra tryptophan được nên cần nạp vào thông qua thực phẩm.
  • Tyrosine cần để sản xuất các chất dẫn truyền hưng phấn trí não là dopamine, epinephrine và norepinephrine. Cơ thể tạo ra được tyrosine nếu trong thực phẩm không có đầy đủ.

5. Nước

  • Trong các thành phần cấu tạo não, có khoảng 80% là nước do vậy hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Việc thiếu hụt nước có thể làm tăng hormon gây stress, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của não.
  • Vì thế, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để não hoạt động tốt hơn.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Bộ Não – Hệ Thần kinh và thức ăn cho Não

One thought on “TÌM HIỂU VỀ BỘ NÃO

  1. Pingback: Công thức làm sữa hạt bổ não - Hạt Hòa Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.